Sử dụng và vệ sinh ruột gối

19:39

Bao lâu nên thay ruột gối?

Gối là một vật rất quan trọng giúp chúng ta ngủ ngon, thư giãn, một chiếc gối tốt rất có lợi cho sức khỏe người dùng, sau thời gian dài sử dụng, tác dụng của gối giảm dần, không còn được như lúc đầu, nó gây ra các vấn đề về cổ – vai – gáy cho người sử dụng, tuy nhiên nhiều người lại không hề chú ý rằng gối của mình đã không còn phù hợp nữa, và đã đến lúc phải thay một cái gối mới.

Điều quan trọng nhất của một chiếc gối chính là khả năng đàn hồi, tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, hình dạng gối bị biến dạng, khả năng đàn hồi bị kém đi nhiều, dẫn đến khả năng nâng đỡ đầu cổ không được hoàn hảo như lúc mới mua, đôi khi vì thói quen sử dụng, do đã quen với cái gối đó và nó biến đổi theo ngày nên người dùng không thể nhận ra điều đó.

Bạn nên kiểm tra độ đàn hồi của gối bằng cách gấp đôi gối lại rồi thả tay ra, nếu nó nhanh chóng về nguyên hiện trạng ban đầu, nếp nhăn giữa gối không rõ ràng thì chứng tỏ khả năng đàn hồi của gối còn tốt và bạn có thể tiếp tục sử dụng nó, còn nếu gối phục hồi chậm, để lại rãnh gấp rõ ràng thì đã đến lúc bạn cần thay gối mới.

Tùy từng loại gối mà có tuổi thọ trung bình khác nhau. Các loại gối lông vũ, gối thảo dược sẽ có vòng đời ngắn nhất, bạn nên thay gối sau 1 đến 1,5 năm sử dụng, các loại ruột gối bông tự nhiên, cao su hay than hoạt tính có tuổi thọ từ 2-3 năm, thời gian sử dụng dài nhất là các loại ruột gối được làm từ bông poly.

Các loại nguyên liệu làm gối thường dễ hấp thụ không khí ẩm, nên nếu phòng ngủ của bạn ở vị trí ẩm thấp thì hãy thay gối thường xuyên hơn nhé.

Việc vệ sinh gối đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của gối, mỗi một loại gối có một cách vệ sinh khác nhau, bạn hãy đảm bảo rằng bạn đang vệ sinh gối của mình đúng cách để có thể sử dụng gối lâu dài hơn.


Xem thêm:


Vệ sinh ruột gối đúng cách

Bước 1: Tháo bỏ vỏ gối

Nếu như gối của bạn được bọc bên trong vỏ gối thì việc đầu tiên bạn cần làm là tháo bỏ vỏ gối ra. Các loại gối thông thường sẽ đi kèm với phần khóa zip giúp bạn dễ dàng tháo và vệ sinh từng phần riêng biệt.

Bước 2: Đặt ruột gối vào máy giặt

Nhiều bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi giặt gối với máy giặt nhưng hãy yên tâm, việc này hoàn toàn an toàn và không gây hại đến gối của bạn. Tuy nhiên, đối với máy giặt lồng ngang, bạn nên chú ý giặt 1 lượt khoảng 2 chiếc gối để lồng giặt được cân bằng và ruột gối của bạn sẽ không bị nhồi liên tục trong quá trình máy giặt hoạt động.

Bước 3: Cho nước giặt/ bột giặt

Để vệ sinh ruột gối thông thường, bạn chỉ cần cho 1 muỗng bột giặt hoặc nước giặt vào. Nếu bạn muốn ruột gối của mình trông mới và trắng hơn, bạn cũng có thể cho thêm ½ muỗng nước tẩy để đánh bay hoàn toàn các vết bẩn bám chặt trên gối. Sau khi đã hoàn tất, bạn cho máy giặt hoạt động bình thường.

Bước 4: Làm khô ruột gối

Nếu nhà bạn may mắn có máy sấy đồ thì thật là hoàn hảo. Sau khi giặt gối, bạn chỉ cần cho vào máy sấy và để ở chế độ sấy “air” (không khí gió) và “no heat” (không làm nóng) để bảo vệ gối. Ngược lại, nếu bạn không có máy sấy, bạn hoàn toàn có thể dùng lực tay để tống bớt lượng nước ứ đọng trong ruột gối. Tiếp theo đó, hãy để gối trên một mặt phẳng khô và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để gối được khô một cách tự nhiên.

Bước 5: Kiểm tra lại ruột gối

Trước khi cho ruột gối vào lại bên trong vỏ gối và tiếp tục sử dụng, bạn cần kiểm tra thật kỹ để đảm bảo gối không bị ẩm và hoàn toàn khô ráo. Điều này là vô cùng quan trọng bởi một chiếc ruột gối ẩm có thể khiến da đầu của bạn bị nấm và là môi trường sinh sôi thuận lợi của các loài vi khuẩn.
Với các bước vệ sinh ruột gối trên đây, sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ mọi vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả, mang lại giấc ngủ ngon trọn vẹn cho người dùng.

Nguồn: bit.ly/2MKyaIR

Share this

Tin tức liên quan

Previous
Next Post »